Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Tuệ Tĩnh
bà ngựa 𱙘馭
ngọ 午: ngựa [Vương Lực 1958: 36]. Dừng ngựa là ngự 御, 馭, các đồng nguyên tự trên có kiểu tái lập là *ngia [Vương Lực 1982: 139-140; LQ Kiệt 1999: 308]. Chữ 馭 là chữ chỉ ý gồm cái tay (又) và con ngựa. Chữ 御 là chữ hình thanh kiêm chỉ ý: bộ xích 彳 trỏ con đường, chữ ngọ 午 trỏ con ngựa (đồng thời là thanh phù), dưới là chữ chỉ 止 (dừng, hãm), bộ tiết 卩 trỏ cái roi. Ngoài ra, còn có chữ 卸 với nghĩa là dỡ đồ [Karlgren 1923: 238], nhưng lại lấy tiết 卩 làm thanh phù nên đọc là , có lẽ nghĩa gốc là dỡ đồ từ trên lưng ngựa xuống, cho nên mới có ngọ 午 làm ý phù. Karlgren tái lập âm của ba chữ 馭,御,禦 là *ngiʷo’ [1923: 376]. Ngoài ra còn có ngự 午卩 , mà Huệ Thiên (2004: 305-310) coi là một đồng nguyên tự của ngọ. Norman (1985: 88) coi 午 là từ mượn của Mon Khmer, chua tiếng Việt có ngựa, proto Việt-Mường là maŋəə [Ferlus 1992: 57]. Schuessler (1987: 519) tái lập 午 là *ŋuoᴮ LH *ŋa, OCM *ŋâ, đồng thời cũng xác nhận 御 là đồng nguyên tự và tái lập là *ŋjwoᴮ (1987: 590). Với cứ liệu maŋəə từ tiếng Pakatan, và các cứ liệu bà ngựa trong tiếng Việt cổ có thể nghĩ đến giả thuyết rằng đây là lưu tích của một từ để trỏ ngựa trong tiếng HTC, từ này vốn có tổ hợp phụ âm đầu *- (ng có tiền mũi) mà là lưu tích của tiền mũi *m-, còn *ŋ- trong ngọ, ngựa là lưu tích của *-. Cũng có khả năng maŋəə là cách đọc Việt hoá vào giai đoạn tiếng Việt cổ, như lốc, trọc, trốc ngày nay vốn xuất phát từ một âm Việt hoá vào thế kỷ XV là *tlốc vốn có nguyên từ là độc 髑. x. trốc, x. mắng.
dt. <từ cổ> con ngựa. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Tự thuật 114.3)‖ Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3)‖ sách đối đan trì, văn chói chói gấm trên bà ngựa (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn…)‖ xích tiểu đằng là dây răng bà ngựa…mã hành lấy não bà ngựa (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú).
chỉn 只
◎ Nôm: 㐱 / 軫 AHV: chỉ. Vận hội tiểu bổ do Phương Nhật Thăng nhà Minh ghi: “只: chương nhẫn thiết, âm chẩn” (只章忍切,音軫).
p. <từ cổ> chỉ có. Say rượu, no cơm cùng ấm áo, trên đời chỉn ấy khách là tiên. (Bảo kính 186.8)‖ (Đào hoa thi 230.3).
p. HVVD <từ cổ> vẫn, chỉ một mực. Còn miệng tựa bình đà chỉn giữ, có lòng bằng trúc mỗ nên hư. (Mạn thuật 34.3).
p. HVVD <từ cổ> nên. Dịch chữ tu 須, thiết 切 (nên). vốn không tướng nam nữ, nào chỉn ra chấp tướng < 本無女何須著相 [Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 25b3], ấy đều lấy những sự đã nghiệm mà nghĩ xem chưng nhân nào, trong mình ta chỉn mựa ra chưng lòng tuyết bỏ < 此皆以驗而因由,切莫自生於退屈 [Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 24b5]. Chỉn sá lui mà thủ phận, lại tu thân khác, mặc “thi thư”. (Mạn thuật 34.7)‖ (Tự thán 100.1)‖ (Tự thuật 115.3).
ghe 𥡳
◎ Phiên khác: ghi (TVG), kê: suy nghĩ, nhớ đến (BVN), ghê: nhiều (ĐDA, MQL, PL).
p. <từ cổ> nhiều, lắm, “Ghê ( ghe): nhiều; ghe chước, ghe cách. Ghe sự” [Rhodes 1651 tb1994]. Ghe chìu [Paulus của 1895]. Dưỡng nhàn miễn được qua ngày tháng, non nước còn ghe chốn hữu tình. (Tự thán 78.8)‖ (Bảo kính 172.3)‖ … Hiến Bụt cùng chúng tăng, được phúc ghe thay ← 獻佛及僧得福無量 (Phật Thuyết, 34b9). Bệnh tật trầm trệ ghe tháng mà chửa thấy hèn (Tuệ Tĩnh - Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 10b).
hoàng tinh 黃精
dt. giống củ thục địa, là vị thuốc bổ (theo Bản thảo cương mục), mọc nhiều ở các vùng núi Hà Giang, Cao Bằng. Vì là vị thuốc quý, nên còn được gọi là tiên nhân dư lương 仙人餘糧 (lương thực để dành của tiên). Sách Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh ghi: tiên gia cửu phục thọ linh trường (nhà tu tiên uống lâu thì tuổi thọ dài). Đất dư dưỡng được khóm hoàng tinh, cấu phương lành để dưỡng mình. (Hoàng tinh 234.1).
hầu 侯
đgt. <từ cổ> toan, định, muốn. Dịch từ dục 欲. Mặt trời đà hầu gác về chưng núi đoài ← 夕陽欲墮于西山 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 9a) ‖ Én từ nẻo lạc nhà Vương Tạ, quạt đã hầu thu lòng Tiệp Dư. (Mạn thuật 34.6)‖ Cội cây la đá lấy làm nhà, Lân Các ai hầu mạc đến ta. (Thuật hứng 54.2).
p. <từ cổ> sắp, gần. Dịch từ tương 將 (sắp). nước chảy đà hầu xuống đến chưng bể Đông < 逝水將傾于東海 (Tuệ Tĩnh- thiền tông 9a)‖ Rắp tới, đã chăng hay chốn tới; hầu đi, lại chửa biết đường đi. (Tự thán 100.6)‖ Hầu nên khôn lại, tiếc khuâng khuâng, thu đến đêm qua cảm vả mừng. (Tích cảnh thi 199.1).
③ h. <từ cổ> đệm giữa câu. Chúa ràn nẻo khỏi tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.6).
p. <từ cổ> mới, mới là. Trí qua mười mới khá rằng nên, ỷ lấy nho, hầu đấng hiền. (Bảo kính 183.2).
k. <từ cổ> ngõ hầu. Nước kiến phong quang hầu mấy kiếp, rừng Nho nấn ná miễn qua ngày. (Tự thuật 112.3)‖ Kia thẳng nọ dùi nào có đứt, người hơn ta thiệt, mới hầu cam. (Bảo kính 174.8)
la đá 羅𥒥
dt. âm cổ của đá khi tiếng Việt vẫn còn tồn tại từ cận song tiết lata, lưu tích của âm này hiện còn trong một số tiếng dân tộc ở Việt Nam: lata² (Mày- Rục), ate² (Arem), tata² (Mã Liềng), tata² (Sách) [NV Tài 1976: 64]. Trần xuân ngọc lan căn cứ vào những cứ liệu trên và cứ liệu tiếng Mường (la tá, hay lá tá) để phiên âm [1978: 41-42]. la đá, theo An Chi, là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ 石 mà âm Hán Việt hiện đại là thạch (= đá). la là một hình thái âm tiết hoá của yếu tố đầu tiên trong một tổ hợp phụ âm đầu cổ xưa, có thể là *r của chữ 石. Âm tiết này đã rụng đi vì sự tồn tại của tiền âm tiết không phù hợp với xu hướng đơn tiết hoá điển hình của tiếng Việt [An Chi 2006 t4: 296]. Tiếng Việt cổ từ thế kỷ XVII trở về trước vẫn còn từ này, như đã nêu. Lưu tích âm lata còn tồn tại trong tên vị thần đá là Lộ Đố Lộ Đá hiện đang được thờ ở một số địa phương như Tòng Củ (Hưng Yên) [ĐTB Tuyển 2001: 539-547], đây là biểu hiện của việc tín ngưỡng thờ đá đã bị hoà trộn với tín ngưỡng thờ các anh hùng và nhân vật lịch sử. Dấu người đi la đá mòn, đường hoa vướng vất trúc lòn. (Ngôn chí 21.1)‖ (Thuật hứng 54.1)‖ Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc, la đá hay mòn nghĩa chẳng mòn. (Tự thán 87.6). La đá tầng thang, đúc một hòn vẻn vẹn một hòn (Vịnh Hoa Yên tự )‖ Ơn nặng bằng núi đất, núi la đá. (Phật Thuyết 41b)‖ Vũ bạc thực mưa la đá (Tuệ Tĩnh- nam dược) ‖ Hoặc là nâng chưng dưới hòn la đá trong nơi chốn dưới núi ôc-tiêu (Tuệ Tĩnh- thiền tông 22b). x. đá.
lặn mọc 吝木
đgt. lên xuống (mặt trời, mặt trăng,…). Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc, cuốc cày là thú những xung xăng. (Trần tình 38.5).
đgt. dịch chữ xuất một 出沒 (nổi chìm, thăng trầm). Ban đầu trỏ nghĩa mặt trời mặt trăng đắp đổi, ví dụ: Hôm mai lặn mọc (Huyền Quang - Vịnh Hoa Yên 19). Sang cùng khó bởi chưng trời, lặn mọc làm chi cho nhọc hơi. (Ngôn chí 10.2). sông yêu lặn mọc biết mấy khuở cho thôi, nhà lửa nấu nướng biết ngày nào cho rồi < 愛河出沒幾時休,火宅憂煎何日了 [Tuệ Tĩnh - thiền tông 22a]. Phiên khác: lăn lóc [TVG,1953].
lịu điệu 了鳥
đgt. <từ cổ> cứ vất vả đeo bám mãi, không dứt ra được, cứ mắc míu mãi, âm cổ của lẽo đẽo. “lịu điệu. mắc vợ con lịu điệu.” [Paulus của 1895: 570], “Lịu điệu: bộ dìu dắc đem nhau đi, không được rảnh rang.” [Paulus của 1895: 298]. Phần du lịu điệu thương quê cũ, tùng cúc bù trì nhớ việc hằng. (Ngôn chí 16.5). lịu điệu tìm thửa của cải chưng rất khinh mà chẳng kịp thôi. (Tuệ Tĩnh-Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 19b).
nghĩ 擬 / 𢪀
đt. <từ cổ> dịch chữ tự 自 (tự tại, tự mình, một mình mình, không cần đến tha nhân tha vật). Chim đến cây cao chim nghĩ đỗ, quạt hay thu lạnh quạt sơ thâu. (Trần tình 40.5)‖ Đều nghĩ trở đầu lại mà soi trong lòng, mựa khiến rông lòng buông đi 各自廻光內照,毋令逐境外求各自廻光內照,毋令逐境外求 各自廻光內照,毋令逐境外求 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 47b1). Sao bèn rông chưng lòng dục bời bời, nghĩ phen dâm rắn 胡乃容厭厭之欲,自效蛇淫胡乃容厭厭之欲,自效蛇淫胡乃容厭厭之欲,自效蛇淫 (TKML ii 16a).
quấy 恠
◎ (quái).
tt. <từ cổ> lung tung, chạ lác [Paulus của 1895 t2: 219]. giải quỵ là chân cua bò ngang, giải trảo là càng cua cắp quấy. (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú). anh cũng đã hay người ngay không ở quấy, gái chính chuyên em chẳng lấy hai chồng. cd x. gửi tính.
sầm 󱪌 / 󱽐
◎ (cự 巨+ lẫm 凜 viết lược bộ thủ thành 禀). Phb. tự dạng tương tự, nhưng khác về thanh phù trong mục bấm. Kiểu tái lập: *krâm > sầm > thầm. [TT Dương 2012a].
tt. thầm. Sầm xem mai, hay tuyết đến, say thưởng nguyệt, lệ thu qua. (Bảo kính 168.3)‖Bóng sưa ánh nước động người vay, sầm đưa hương một nguyệt hay. (Mai thi 226.2), chữ sầm dịch chữ ám trong câu 暗香浮動月黄昏 (ám hương phù động nguyệt hoàng hôn) của Lâm Bô‖ Sầm xem mai, hay tuyết đến, say thưởng nguyệt, lệ thu qua. (Bảo kính 168.3). sầm (𡗋) gióng mây tóc đà mai trắng < 暗催新髪白 (Tuệ Tĩnh- thiền tông).
tráu 𬕩
AHV: trạo 棹. Kiểu tái lập: *tláu. *tláu > tráu. *tláu > rào. rào > dào, dậu, giậu, giạu, rào [TT Dương 2013b]. Ss đối ứng: raw2 (muốt), haw2 (nà bái), raw2 (chỏi), raw2 (khẻn) [PJ Duong 2012: 9]. Phiên khác: giậu (TVG, ĐDA, Schneider, BVN, VVK, MQL, NTN, PL).
dt. <từ cổ> bờ dậu, rào giậu bằng tre nứa [TH Thung 1997: 261; HX Hãn 1998: 1155]. Tráu sưa sưa hai cụm trúc, chường tấp tấp một nồi hương. (Tức sự 126.1)‖ Tráu cúc thu vàng nảy lác, sân mai tuyết bạc che đều. (Bảo kính 164.3)‖ cửa tráu gai phên trúc cài then (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú). tráu gai sơ đóng cửa chuồng gà, đèn lửa chưa xuống chuồng trâu. (Tuệ Tĩnh - Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục).
tử hà xa 紫河車
dt. còn gọi thai bàn 胎盘, thai bào 胎胞, nhân bào 因胞, rau thai, nhau thai. Trung y cho rằng tử hà xa vị cam, hàm, ôn, nhập phế, có tác dụng bổ thận ích tinh, ích khí dưỡng huyết…Thuốc tiên thường phục tử hà xa, Bồng đảo khôn tìm ngày tháng qua. (Tự thuật 118.1).‖ Rau con so danh tử hà sa, sọ đầu lâu hiệu thiên lính cái (Tuệ Tĩnh - nam dược).
xốc xốc 觸觸
AHV: xúc xúc. xộc, xốc, xóc, thúc, thốc đều là các âm Việt hoá của xúc 促 (thôi thúc, gấp gáp). đến chốn cùng, thực trong chiêm bao lại nói sự chiêm bao, là quay quay, đảo đảo, thôi thôi, xốc xốc (Tuệ Tĩnh- thiền tông 13b), chữ xốc xốc 促促 dịch chữ thông thông 匆匆 (vội vàng). “xộc xộc: bộ xốc vào mạnh mẽ” [Paulus của 1895: 1200], “xốc: a vào, xán vào, tốc ra” [Paulus của 1895: 1200], “précipiter (xông vào), s’engager résolument dans (kiên quyết đi vào, dấn vào)” (Schneider). “xọc xọc: trỏ sự áp tới” [HXH: 1109].
đgt. HVVT <từ cổ> “chăm lo luôn luôn” [ĐDA: 763], “chăm chắm để tâm vào điều gì đó” [HT Ngọ 2009: 114]. Nẻo xưa nay cũng một đường, đây xốc xốc nẻo tam cương. (Tự thán 93.2)‖ lay ý thức chớ chấp trừng trừng; nén niềm vọng mựa còn xốc xốc (Trần Nhân Tông- Cư Trần Lạc Đạo Phú, thế kỷ XIII) . xộc xộc, xóc xóc, thúc thúc, thốc thốc.
đấng 等
◎ Tiếng Hán nghĩa là: các vị, những người được nhắc đến ở trên (từ chỉ số nhiều), ví dụ lão ấu thượng hạ đẳng. đớng [Rhodes 1651].
dt. HVVD <từ cổ> cái, vật. Ở thế đấng nào là của trọng, vui chẳng đã đạo làm lành. (Tự thán 99.7).
dt. <từ cổ> loại. Sinh đấng trung đà phúc đức thay, chẳng cao, chẳng thấp miễn qua ngày. (Bảo kính 146.1), đấng trung: bậc tầm tầm ở giữa, không cao cũng không thấp.
dt. HVVD <từ cổ> loại từ chỉ người (dùng chung cho cả sang hèn, khinh trọng). Trí qua mười mới khá rằng nên, ỷ lấy nho, hầu đấng hiền. (Bảo kính 183.2)‖ Quỹ đông cho thức xạ cho hương, tạo hoá sinh thành khác đấng thường. (Cúc 217.2)‖ hoặc có bậc sinh ra làm đấng thánh cùng đấng hiền với đấng ngu cùng đấng trí chưng trong tam giới (Tuệ Tĩnh - Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 6a)
đứt vàng 󱢎黄
◎ 󱢎 {tất 悉+ cá 个} bảo lưu từ giai đoạn trước, có kiểu tái lập cho tiếng Việt tiền cổ là *kđứt [TT Dương 2012a]. Tương quan d- đ, có cặp dứt - đứt. x. dứt. Phiên khác: chặt (TVG, ĐDA, MQL), dứt (Schneider, PL). Nay đề xuất.
đgt. đc. <Nho> chặt đứt vàng, dịch chữ đoạn kim 斷金. Kinh Dịch có câu: “Hai kẻ đã một lòng, thì sắc bén có thể chặt đứt được vàng.” (二人同心其利斷金). Chữ đoạn theo truyền thống giải âm thường được đối dịch bằng từ đứt. Ví dụ: Bằng vượn kêu dấu con, gan lòng đứt làm tám tấc ← 如猿啼愛子寸寸斷肝腸 (Phật Thuyết 15b9). Tiếng dế ngâm xui đứt ngọn bạch dương 蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 16a10). Mà chưng mạch Kinh Thi, Kinh Thư hầu đứt mà lại nối 而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾而復續 (TKML i 11a1). Đoạn đứt tài may, liệt bày thao giấu (Tam Thiên Tự: 102). Đứt vàng chăng trớ câu Hy Dịch, Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong. (Bảo kính 178.3).
chưng 蒸 / 徵
◎ Vương Lộc (2001: 36) cho chưng là âm cổ của chi , tồn nghi. [x. BT Hùng 1987].
k. <từ cổ> dịch chữ chi 之,trợ từ trong kết cấu định trung [TT Dương 2012g, 2013e]. Hoặc có thứ thì hoá có vảy có sừng nhẫn có lông lại có cánh chưng trong tứ sinh < 或化鱗角羽毛之內 [Tuệ Tĩnh- Thiền tông khóa hư ngữ lục: 6a3]. Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiểm thay. (Mạn thuật 26.7)‖ (Trần tình 40.7)‖ (Tự thán 80.7).
k. <từ cổ> hư từ vô nghĩa, đứng giữa động từ và tân ngữ. Đã trái chưng trong nghĩa vô sinh vô hoá, bèn mãi làm chưng sự luân hồi hữu hoá hữu sinh < 既背無生無化,永為有化有生 (Tuệ Tĩnh - Thiền tông khóa hư ngữ lục: 5b6). Ở thế những hiềm qua mỗ thế, Có thân thì sá cốc chưng thân. (Mạn thuật 33.4)‖ (Tự thán 104.4)‖ (Tự thuật 120.3, 120.8)‖ (Bảo kính 130.5, 138.2).
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (đối với). Quốc phú binh cường chăng có chước, Bằng tôi nào khuở ích chưng dân. (Trần tình 37.8)‖ chưng (Thuật hứng 58.8)‖ (Tự thuật 122.5)
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (về, ở). Chẳng biết mình, chẳng cóc tính, giờ giờ hằng chìm đắm chưng nơi bến tối < 不知不覺時時没溺于迷津 [Tuệ Tĩnh- Thiền tông khóa hư ngữ lục: 6a4]. (Tự thán 72.4)‖ (Bảo kính 155.7)‖ Nghìn dặm trời dầu đủng đỉnh, Kham cười anh vũ mắc chưng lồng. (Lão hạc 248.8).
⑤ h. <từ cổ> từ đệm vô nghĩa. Ngẫm hay mùi đạo cực chưng ngon, Nghìn kiếp dầu ăn vuỗn hãy còn. (Tự thán 87.1, 90.8).
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (hơn), dùng trong câu so sánh hơn. Đạo này để trong trời đất, Nghĩa ấy bền chưng đá vàng. (Tự thán 93.4). dịch ngữ kiên ư kim thạch 堅於金石, lối nói hay dùng trong Văn ngôn.
lt. <từ cổ> vì, bởi vì. Rồi việc mới hay khuôn được thú, Khỏi quyền đã kẻo lụy chưng danh. (Bảo kính 156.4)‖ (Miêu 251.8)‖ Bởi chưng. Vì chưng. (Tích cảnh thi 210.4)‖ (Trư 252.2).x. Vì bởi.